Vai trò quan trọng của Dashboard đối với sự tăng trưởng của Công ty
Các quyết định kinh doanh dựa trên thông tin thu thập cho sự phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Việc tổ chức dữ liệu dưới hình thức có thể dễ hiểu và bao quát là yếu tố quan trọng cho những quyết định kinh doanh đúng đắn và đảm bảo dự án diễn ra đúng kế hoạch và theo dự toán chi phí. Dashboard kinh doanh cho phép các thành viên quản trị theo dõi và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra theo kế hoạch theo thời gian thực, đề từ đó có những quyết định đúng đắn.
1.Theo dõi toàn bộ bức tranh doanh nghiệp
Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng Dashboard là các thành viên ban giám đốc có thể theo dõi tổng quát toàn bộ bức tranh hoạt động kinh doanh thống nhất chỉ qua một vài trang dashboard. Các công ty thường dựa vào nhiều nguồn thông tin để phát triển báo cáo phản ánh hoạt động của doanh nghiệp. Khi những nguồn dữ liệu không được gắn kết với nhau, các thành viên quản lý không thể hiểu rõ mối liên hệ giữa những nguồn thông tin khác nhau. Việc không hiểu rõ nguồn dữ liệu có thể là nguyên nhân cản trở hoạt động của công ty theo đúng hướng, vì mỗi thành viên có thể có cách nhìn khác nhau giữa những nguồn thông tin khác nhau.
Một Dashboard kinh doanh gắn kết tất cả những yếu tố đánh giá doanh nghiệp trong một báo cáo cung cấp những thông tin cần thiết về sức khỏe doanh nghiệp và tình trạng các dự án. Các thành viên quản lý có thể xem những thông tin như:
– Kết quả hoạt động các sản phẩm Quỹ.
– Xu hướng nhà đầu tư
– Thực tế thực hiện so với KPIs…
Với những thông tin như vậy, nhà quản lý có thể ra những quyết định đúng đắn dựa trên nguồn thông tin đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp.
2. Dữ liệu thời gian thực
Tất cả các báo cáo tháng của Công ty thường không có sẵn, mà phải sau 1, 2 tuần để công ty tập hợp dữ liệu, kiểm tra và thiết kế format. Khi dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có sự liên kết, chắc chắn có sự trì hoãn trong việc thu thập dữ liệu và thực hiện báo cáo. Các phòng ban phải chờ đợi nhiều ngày để có số liệu chính xác về dự án. Tuy vậy, với Dashboard có thể tập hợp các dữ liệu thực tế để nhà quản lý cập nhật theo thời gian thực.
Với một Dashboard gắn kết nhiều thông tin, nhà quản lý sẽ không cần chờ đợi lâu để tập hợp thông tin hay chờ các báo cáo tổng hợp, bởi vì thông tin luôn có sẵn. Các thành viên quản lý có thể xem dữ liệu bất cứ lúc nào, ngày hay đêm để xem tình trạng hoạt động của công ty hay dự án. Việc thông tin luôn có sẵn giúp các phòng ban ra quyết định nhanh và chính xác trong điều kiện thời gian có hạn.
3. Học hỏi nhiều hơn về hoạt động doanh nghiệp
Bằng cách đánh giá toàn bộ dashboard công ty, các thành viên có thể tìm hiểu làm thế nào công ty hoạt động và xu hướng hiệu quả công việc. Ví dụ, các chỉ tiêu phân phối Quỹ có thể chỉ ra rằng việc phân phối không theo đúng như KPIs hoặc kém so với mặt bằng chung của thị trường. Với những thông tin này, công ty có thể tìm hiểu tại sao hiệu suất phân phối lại thấp để điều chỉnh cho phù hợp.
Các chỉ tiêu xu hướng có thể dễ dàng theo dõi qua biểu đồ, cho phép thành viên theo dõi thông tin về hoạt động doanh nghiệp qua thời gian. Vì dụ như:
– Số lượng nhà đầu tư tham gia vào Quỹ so với số lượng nhà đầu tư toàn thị trường/nhóm quỹ tương đồng
– Dòng tiền vào Quỹ có xu hướng tăng hay giảm so sánh với thị trường.
– Số lượng Tư vấn thay đổi trong kỳ.
4.Ra quyết định nhanh chóng khi cần
Thông thường các quyết định kinh doanh được đưa ra sau nhiều cuộc họp cũng như sau nhiều cân nhắc, tuy vậy, cũng có những tình huống mà nhà quản lý buộc phải ra quyết định nhanh chóng. Trong những trường hợp như vậy, tính đồng nhất và tính chính xác, toàn diện của nguồn thông tin là quan trọng Ví dụ như tình huống dịch bệnh Covid bùng phát, nhà quản lý phải ra quyết định nhanh chóng tiếp tục thuê mặt bằng hay trả mặt bằng chịu phạt tiền cọc. Để ra những quyết định như vậy, nhà quản lý phải có đầy đủ thông tin và thông tin phải luôn được gắn kết với nhau trong một báo cáo thống nhất.
5.Đánh giá chỉ tiêu
Khi sử dụng Dashboard, các phòng ban có thể phân tích các chỉ tiêu kinh doanh qua thời gian để đánh giá hiệu quả. Các chỉ tiêu có thể cùng thể hiện trên một dashboard hoặc thông qua các Dashboard khác nhau. Các Dashboard cung cấp nguồn thông tin khách quan, trung thực, không bị chi phối bởi tâm lý của nhân viên hay của người chịu trách nhiệm dự án hay công việc.
6.Chia sẻ thông tin giữa các phòng ban
Mục tiêu của các dự án hay các phòng ban là không ngừng cải thiện hiệu quả hoạt động. Các phòng ban cần biết tình trạng của dự án trước khi có thay đổi phù hợp. Chia sẽ dữ liệu giữa các phòng ban có thể giúp nhà quản lý theo dõi hoạt động, lắng nghe giải thích và những đóng góp để thay đổi theo hướng hiệu quả hơn.
Dashboard có thể dễ dàng và nhanh chóng gửi đến các thành viên theo lịch cố định hoặc những tình huống không báo trước, hoặc trước những buổi họp để các thành viên có thể thảo luận. Việc các thành viên luôn được cập nhật thông tin đảm bảo hiệu quả phối hợp nhằm đạt kết quả tốt hơn.
7. Nâng hoạt động của Doanh nghiệp lên tầm cao mới
Với sự hỗ trợ của Dashboard kinh doanh, các công ty có thể dễ dàng theo dõi các chỉ tiêu hoạt động, cho phép họ cải thiện hiệu quả kinh doanh. Dashboard chuyển những thông tin quan trọng, và giúp các phòng ban ra quyết định cho hoạt động kinh doanh và cho dự án. Các nhà quản lý còn có thể theo dõi toản diện bức tranh kinh doanh, nhìn ra những mối liên hệ giữa dữ liệu mà không thể theo dõi bằng các báo cáo thông thường. Có một hệ thống Dashboard quản trị là yết tố đưa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lên tầm cao mới.